Gà chọi là giống gà có sức khoẻ dẻo dai và được dùng để tham gia đá gà. Với sự đặc biệt đó, gà chọi luôn được quan tâm về mặt sức khoẻ. Hiện nay, xuất hiện bệnh sưng cụm bàn chân gà chọi làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và quá trình tham gia các trận đấu của chiến kê. Bài viết dưới đây daga360vn sẽ cung cấp đến anh em sư kê những nguyên nhân và cách khắc phục loại bệnh này ở gà chọi chi tiết.
Nguyên nhân sưng cụm bàn chân gà chọi cần biết rõ
Trong khi nuôi gà chọi, gà có thể xuất hiện nhiều căn bệnh khác nhau và việc sưng cụm bàn chân gà chọi cũng là 1 loại bệnh khá nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Một số nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở gà chọi là vì:
- Gà sau khi đá về không được vệ sinh chân và ngâm chân với các loại thuốc đúng cách, gây ảnh hưởng đến bàn chân của gà.
- Trong quá trình tập luyện, chân gà bị sưng cơ, đau căng cơ gây nên tình trạng sưng cụm bàn chân gà chọi.
- Trong khi đá gà, gà thường bay lên tung các cú đá lớn và tiếp đất trên các nền cứng khiến chân gà bị thương hoặc dẫn phải đá, vật nhọn gây nên những tổn thương của bàn chân.
Cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi từ lời khuyên chuyên gia
Nuôi chăm sóc gà chọi là vấn đề khó khăn và phải mất nhiều công sức. Khi phát hiện gà có tình trạng sưng cụm bàn chân, các sư kê cần có những phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là các cách chữa trị bệnh sưng cụm bàn chân gà chọi hiệu quả như sau:
Cách chữa sưng cụm bàn chân ở mức nhẹ
Khi gà chọi có tình trạng sưng cụm bàn chân ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể chữa trị khá đơn giản và thời gian hồi phục nhanh, các sư kê có thể xử lý tình trạng này theo các cách như sau:
- Đầu tiên, chú ý vệ sinh sạch sẽ bàn chân cho gà chọi, nên dùng nước muối loãng để sát trùng hiệu quả nhất.
- Tiếp theo, sư kê nên dùng các loại thuốc đặc trị cần thiết như: lpha Choay giúp chống phù (uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày). Thuốc R-Cin giúp chữa sưng cụm bàn chân với liều lượng uống mỗi lần 1 viên, 2 lần /ngày. Anh em có thể pha cùng với đồ ăn để cho gà dễ dàng hấp thu lượng thuốc cần thiết.
- Thời gian uống thuốc nên cho vào buổi sáng và sử dụng liên tục trong thời gian 1 tuần. Lúc này, anh em có thể nhận thấy tình trạng sưng cụm bàn chân gà chọi dược cải thiện rõ rệt.
Cách chữa ở mức độ nặng
Trường hợp gà bị sưng nặng thời gian chữa trị cần phải tiến hành chuyên sâu và lâu dài hơn. Để có phương pháp và cách thức điều trị hiệu quả nhất khi sưng cụm bàn chân gà chọi ở mức độ nặng:
- Trước hết, các sư kê cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ cho bàn chân gà.
- Tiếp đến, sử dụng các loại thuốc đặc trị hiệu quả được các chuyên gia bác sĩ yêu cầu như:
- Tiêm cho gà các loại thuốc gồm theo liều lượng cụ thể: Gentamicin (80mg/2ml) + Dexamethasone (4mg/ml) + Lincomycin (600mg/2ml).
- Kết hợp cùng các loại thuốc cơ bản này trong cùng 1 lần. Nên tiêm thuốc cho gà từ 2 – 3 lần trong 1 tuần để cải thiện tình trạng sưng cụm bàn chân ở gà chọi.
- Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng thuốc và ngâm chân cho gà thường xuyên bằng các nguyên liệu: Gừng tươi băm nhỏ/giã nát, các nguyên liệu khác như cây lá lốt, long não, cây là đinh, xuyên khung, muối hạt. Tiến hành nấu đun sôi với 3 – 5 lít nước.
- Cần cho gà chọi ngâm chân liên tục từ 30 – 40 phút và áp dụng trong 2 tuần để đạt được hiệu quả rõ ràng nhất.
Ngoài ra, cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm năng cao sức khỏe dinh dưỡng để giúp gà có thêm nguồn năng lượng, tăng sức đề kháng chống lại bệnh và hồi phục tốt nhất.
Phòng bệnh sưng cụm bàn chân gà chọi
Để có thể phòng tránh được bệnh sưng cụm bàn chân gà chọi hiệu quả, các sư kê trong quá trình chăm nuôi gà cần chú ý thêm những vấn đề cụ thể như sau:
- Sau các kỳ vần gà hoặc sau quá trình luyện tập, thi đấu nên cho gà ngâm châm và vệ sinh chân sạch sẽ với nước lạnh khoảng 5 – 15 phút. Có thể áp dụng cùng với những bài thuốc ngâm chân dân gian để có hiệu quả sát trùng, diệt khuẩn tốt nhất.
- Trường hợp thấy chân gà chọi ấm nóng thì nên ngâm với nước lạnh lâu hơn.
- Đảm bảo quá trình chăm sóc và tập luyện cho gà phù hợp, tránh để gà thi đấu hoặc luyện tập quá sức.
- Luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh để gà tập luyện tại các khu vực đất cát hoặc nền cứng vì rất dễ bị thương ở bàn chân.
- Làm sạch khu vực gà sinh sống, chú trọng quan sát gà thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình trạng sức khỏe và thể chất của gà chọi.
- Đảm bảo nguồn thức ăn và phong bệnh đầy đủ để giúp cho gà chọi tăng sức đề kháng, sức khỏe và thể lực tốt nhất.
Lời kết
Từ những nội dung về cách chữa trị bệnh sưng cụm bàn chân gà chọi, có lẽ anh em sư kê đã nắm được những kiến thức thú vị và bổ ích nhất cho việc chăm nuôi gà chọi hiệu quả. Mong rằng anh em sẽ phòng bệnh cho gà chọi hiệu quả và có được những chiến kê chất lượng nhất.