Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh thương hàn gà

Bệnh thương hàn gà là một căn bệnh phổ biến, bà con sẽ thường gặp phải trong quá trình chăn nuôi gà. Căn bệnh truyền nhiễm này có thể xảy ra ở mọi giai đoạn phát triển của gà và nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, có thể gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Cùng đá gà trực tiếp tìm hiểu thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh thương hàn ở gà qua nội dung dưới đây!

Giải đáp thông tin cơ bản liên quan đến bệnh thương hàn ở gà

Bệnh dịch này xuất hiện lần đầu tiên ở Anh, thời gian đầu người ta đã chia bệnh thành 2 loại, bao gồm bệnh thương hàn gà lớn (Typhus avium) và bệnh lỵ gà con (Pullorosis avium). Tuy nhiên, hiện nay, mọi người sẽ gọi chung căn bệnh này là bệnh thương hàn gà.

Căn bệnh nhiễm trùng cấp hay mãn tính này do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây nên và gà thường bị mắc bệnh qua nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số con đường phổ biến như qua thức ăn, nước uống, lây từ gà bệnh sang gà khỏe trong đàn,…

Xem Thêm  Tìm hiểu chi tiết về gà chuối lửa và những lưu ý quan trọng
bệnh thương hàn gà
Bệnh thương hàn gà là một bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh, rất nguy hiểm với sức khỏe của gà

Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn gà

Như đá gà Thomo đã chia sẻ ở trên, căn bệnh thương hàn ở gà do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Khi bị vi khuẩn tấn công, gà sẽ có thời gian ủ bệnh là trong khoảng 2 – 5 ngày, sau đó, thời gian phát bệnh thương hàn gà có thể diễn ra trong cả tháng.

Trong một đàn gà, căn bệnh này sẽ lây lan qua 2 con đường chủ yếu như sau:

  • Lây truyền dọc từ gà mẹ sang gà con: Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào buồng trứng của gà mẹ và lây bệnh đến gà con ngay từ khi còn ở trong vỏ trứng.
  • Lây truyền ngang từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua phân và thức ăn.

Những dấu hiệu thường gặp khi gà bị bệnh thương hàn là gì?

Ở mỗi giai đoạn mắc bệnh, gà sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau. Theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu chi tiết ngay!

bệnh thương hàn gà
Khi gà mắc bệnh thương hàn, tỷ lệ tử vong khá cao, từ 70 – 100%

Những dấu hiệu thường gặp khi gà con mắc bệnh thương hàn

  • Gà sẽ bị tiêu chảy, khi đi ngoài phân có màu trắng và dính thêm chất nhầy.
  • Bạn sẽ thấy vùng lông xung quanh phần hậu môn của gà thường bị bết.
  • Sau khi gà nở, túi lòng đỏ không tiêu, thậm chí còn có mùi hôi và xuất hiện các chất nhầy màu trắng xung quanh.
  • Nếu gà bị mắc bệnh thương hàn từ trong trứng thì sau khi nở ra, sức khỏe của gà sẽ yếu và có tỷ lệ tử vong cao, thông thường gà sẽ chết sau khi nở 5 – 7.
Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 22/4/2024

Dấu hiệu khi gà trưởng thành mắc bệnh thương hàn

  • Nếu mắc bệnh thương hàn gà khi trưởng thành, gà sẽ bị tiêu chảy và khi đi ngoài, phân thường lỏng, có màu xanh.
  • Ngoài ra, bạn sẽ thấy gà thường xuyên khát nước, uống nhiều nước.
  • Phần mào gà nhợt nhạt hơn so với những con gà khỏe mạnh kacs.
  • Khi bị bệnh, gà có vẻ bề ngoài khá ốm yếu, gà chán ăn và bị sụt cân nhanh chóng.
  • Nếu gà đẻ trưởng thành mắc bệnh thương hàn thì bà con sẽ thấy gà giảm tỷ lệ đẻ rõ rệt, trứng sau khi đẻ cũng bị méo méo dị hình.

Hướng dẫn phương pháp chữa bệnh thương hàn gà hiệu quả

Việc đầu tiên mà bà con cần làm sau khi phát hiện gà mắc bệnh thương hàn đó là cách ly những con bị bệnh ra một khu vực riêng biệt để tiến hành các biện pháp điều trị. Ngoài ra, bà con cũng cần tiến hành khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại cũng như khu vực xung quanh bằng cách sử dụng Povidine – 10% cao cấp liều 10m/3l nước. Việc khử trùng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, từ đó ngăn chặn bệnh không thể lây lan sang những con gà khỏe mạnh khác trong đàn.

Để điều trị bệnh thương hàn gà, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị đang được bán trên thị trường hiện nay.Trong đó có các loại thuốc được các chuyên gia thú y khuyến cáo sử dụng như sau:

  • Để điều trị bệnh thương hàn cho gà bà con sử dụng thuốc EnroFloxacin hoặc Ampicoli.
  • Ngoài ra, bà con cũng cần bổ sung thêm chất điện giải cho gà bằng cách sử dụng thuốc B-Complex.
Xem Thêm  Cách ghép gà trống mái tạo được đời con khỏe mạnh, đá tốt

Hướng dẫn những phương pháp phòng bệnh thương hàn gà

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi và khu vực xung quanh sạch sẽ.
  • Khi lựa chọn gà giống để nuôi, hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo không mua phải những con gà bị bệnh hoặc đang có mầm bệnh trong người.
  • Gà sau khi được mua về cần được cách ly trong thời gian từ 5 – 7 ngày để theo dõi, đảm bảo gà khỏe mạnh.
  • Cách ly,gà con và gà trưởng thành để chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng khác nhau.
  • Khi phát hiện trong đàn có con bị bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, bà con cần nhanh chóng cách ly với cả đàn gà để bệnh không có cơ hội lây lan.
bệnh thương hàn gà
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh thương hàn gà đơn giản

Hi vọng những chia sẻ trên đây của đá gà trực tiếp sẽ có ích cho bà con, giúp bà con hiểu chi tiết hơn về bệnh thương hàn gà. Từ đó bà con có thể sở hữu được đàn gà khỏe mạnh, phát triển tốt và đem lại giá trị kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *